Do bể tự hoại có hai phần: phần lắng và phần chứa cặn nên kích thước bể được tính như sau.
Trong đó: a- tiêu chuẩn thải nước của một người trong một ngày, l/ng.ngày; b- tiêu chuẩn cặn lắng lại trong bể tự hoại của một người trong một ngày; giá trị của b phụ thuộc vào chu kỳ hút cặn khỏi bể; nếu thời gian giữa hai lần hút cặn dưới 1 năm thì b lấy bằng 0,1 l/ng.ngày, nếu trên 1 năm thì b lấy bằng 0,08 l/ng.ngày; T1– thời gian nước lưu lại trong bể tự hoại; T2– thời gian giữa hai lần hút bùn cặn lên men thường lấy từ 1 đến 3 ngày; N – số người bể tự hoại phục vụ.
Thể tích của bể tự hoại cũng có thể được chọn theo quy định của Quy chuẩn cấp thoát nước cho nhà và công trình /4/ như sau ( Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Thể tích bể tự hoại của nhà ở
Ngôi nhà gia đình độc lập | Ngôi nhà có nhiều gia đình và căn hộ | Thể tích tối thiểu của bể tự hoại , m3 |
1 hoặc 2 phòng ngủ 3 hoặc 2 phòng ngủ 4 hoặc 2 phòng ngủ 5 hoặc 6 phòng ngủ | 2 căn hộ 3 căn hộ 4 căn hộ 5 căn hộ 6 căn hộ 7 căn hộ 8 căn hộ 9 căn hộ 10 căn hộ | 2,8 3,8 4,5 5,7 7,6 8,5 9,5 10,5 11,4 12,3 13,3 |
3.2.3. Vận hành kỹ thuật bể tự hoại .
Bể tự hoại có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi xây dựng. Nó không cần một yêu cầu đặc biệt nào trước khi đưa vào vận hành. Tuy nhiên sự lên men bùn cặn phải bắt đầu sau vài ngày. Bùn cặn lên men phải được hút sau 1 đến 3 năm bể hoạt động. Tại thời điểm hút, phần bùn cặn chưa lên men nằm phía trên vì thế ống hút của máy bơm phải đặt sâu xuống đáy bể. Thông thường người ta giữ lại khoãng 20% lượng bùn cặn để ” gây men ” cho bùn cặn tươi đợt sau. Khi hút bùn cặn ra khỏi bể, hỗn hợp bùn cặn nước thường có BOD5 khoảng 6.000mg/l, tổng các chất rắn (TSS) khoảng 15.000 mg/l, tổng nitơ khoảng 700 mg/l ( trong đó N-NH3 là 400 mg/l), tổng phốt pho khoảng 250 mg/l và tổng dầu mỡ khoảng 8.000 mg/l. Bùn cặn đã lên men được làm khô trên sân phơi bùn, trong hầm ủ làm phân compot hoặc xử lý tiếp tục trong các bãi lọc ngập nước trồng cây phía trên.
Khi ra khỏi bể COD của nước thải giảm từ 25% đến 50%. Nồng độ các chất bẩn trong dòng nước thải ra khỏi bể tự hoại nằm ở trong giới hạn sau đây :
-BOD5 : 120-140 mg/l
-Tổng các chất rắn: 50-100 mg/l
-Nitơ amôn (N-NH3 ):20-50 mg/l
-Nitơ nitơrat ( N-NO3) : <1 mg/l
-Tổng nitơ : 25-80 mg/l
-Tổng phốt pho : 10-20 mg/l
-Tổng coliform : 103-106 MPN/100ml
-Virut : 105-107 PFU/ml
Đối với các ngăn lọc kị khí của bể tự hoại có ngăn lọc kị khí, để chống tắc nước sau thời gian từ 18 đến 24 tháng cần phải dỡ lớp vật liệu ra rửa sạch và sau đó nạp lại. Sau thời gian lên men các chất không hoà tan nổi lên từ lớp bùn cặn vào nước. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả xử lý hỗn hợp nước thải và cặn lắng trong bể tự hoại có ngăn lọc kị khí không ổn định. Lớp màng nổi trên bề mặt bể tự hoại thường làm giảm dung tích công tác và nhiểm bẩn nước trở lại. Vì vậy cần phải định kỳ phá màng nổi và hút bùn cặn từ bể tự hoại.