Những thông số quan trọng trong vận hành hệ thống xử lý sinh học

thong-so

Phương pháp xử lý sinh học là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành xử lý nước thải. Để đạt được hiệu quả xử lý cần chú trọng những thông số quan trọng trong vận hành hệ thống xử lý sinh học như sau:

1. Thông số thể tích bùn lắng sau 30 phút

– Trong vận hành thông số được gọi tắt là SV30 (đơn vị: ml/l)

– Phương pháp đo: lấy một lượng mẫu bùn vi sinh đang hoạt động, rót qua cốc beaker 1000 ml và để lắng sau 30 phút. Sau 30 phút ghi nhận lại số liệu.

– Thể tích bùn lắng sau 30 phút, mục đích của việc đo thông số này là để đánh giá nồng độ bùn hoạt tính thông qua các tiêu chí sau:

  • Khả năng tạo bông của bùn

  • Khả năng lắng của bùn

  • Khả năng xử lý nước (đánh giá về mặt cảm quan)

2. Nồng độ bùn hoạt tính TS(BB) hay còn gọi là MLSS

– Mục đích của việc phân tích MLSS nhằm xác định nồng độ bùn hoạt tính trong bể aeroten và tính chỉ số thể tích lắng của bùn.

– Đây thực chất là cách xác định SS nhung trong bể aeroten cũng có thể xem nhu nồng độ bùn hoạt tính vì cặn hữu cơ chiếm khoảng 80%

– Phương xác định là phương pháp khối lượng:

  • Bước 1: Cân giấy lọc đã sấy ở 105oC xách định khối lượng A gam

  • Bước 2: Lấy 50 ml  V mẫu vào cốc nung

  • Bước 3: Lọc mẫu qua giấp đã sấy nhờ bình hút chân không

  • Bước 4: Sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC trong 1h

  • Bước 5: Cân giấy có sinh khối đã sấy, xách đinh khối lượng B gam

Công thức tính MLSS:

Trong đó:

MLSS: Hàm lượng bùn hoạt tính, mg/l

B: Trọng lượng giấy có sinh khối, g;

A: Trọng lượng giấy không có sinh khối, g;

V mẫu: Thể tích mẫu, ml

2. Chỉ số bùn (Sludge Volume Index)

 

– Chỉ số thể ích bùn thường được dùng để đo đặc tính của bùn lắng. Sau khi đã tính được chỉ số SVI, dựa vào giá trị SVI mà ta có thể chuẩn đoán được “bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí như:

  • SVI < 100: Bùn già: có thể trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như đầu mũi kim, đầu ra sẽ bị đục.

  • 100 < SVI < 150: Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Thông thường, SVI từ 100 – 120 là tốt nhất.

  • SVI > 150: Bùn khó lắng, đầu ra bị đục.

3. Tỉ lệ bùn tuần hoàn:

  • TS(BB) : Nồng độ bùn bể bùn hoạt tính

  • TS(RS) : Nồng độ bùn tuần hoàn

  • TS(RS) = 0.7 x TSBS (TSBS : Nồng độ bùn bể lắng sinh học)

4. Tuổi bùn

5. Tỉ lệ F:M

6. Lưu lượng tải trọng bề mặt của bể lắng sinh học:

  • Qm: Lưu lượng, m3/h

  • ANB: diện tích bề mặt, m2

– Lưu lượng thể tích bùn tối đa không được phép vượt quá các giá trị sau:

  • Bể có dòng chảy ngang: qA, max ≤ 1,6 m3/(m2.h)

  • Bể có dòng chảy dọc: qA, max ≤ 2 m3/(m2.h)

7. Lưu lượng thể tích bùn bể lắng thức cấp:

– Lưu lượng thể tích bùn tối đa không được phép vượt quá các giá trị sau:

  • Bể có dòng chảy ngang: qsv,max = ≤ 500 l/(m2.h)

  • Bể có dòng chảy dọc: qsv,max = ≤ 650 l/(m2.h)

– Khi vượt quá giá trị cho phép của lưu lượng thể tích bùn, sẽ dẫn tới thất thoát bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp. Thể tích bùn trong bể hoạt tính giảm.

 Nguồn: TLMT

TOP